Không phải các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, cũng không phải là thương chiến Mỹ-Trung, mà vấn đề gây đâu đầu nhất tại Trung Quốc lại tới từ một thứ rất bình dị: Thịt lợn.
Xem thêm: https://doisongvietnam.vn/xscm-16-9-ket-qua-xo-so-ca-mau-thu-2-ngay-16-9-2019-74677-6.htmlVấn đề thịt lợn đang chiếm vị trí lớn trong các chính sách của Trung Quốc hiện nay. Nỗi sợ dịch tả lợn châu Phi đang dần dần trở thành vấn đề chủ đạo trong các chương trình nghị sự trong và ngoài Trung Quốc, bàn luận về “Chính sách thịt lợn, kinh tế thịt lợn và ngoại giao thịt lợn”.
Có những nguyên do lý giải cho việc này. Thịt lợn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho người dân Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ hơn một nửa lượng thịt lợn trên toàn thế giới. Kể từ khi dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại một nông trại nằm gần biên giới Nga-Trung hồi tháng 8/2018, dịch bệnh này đã lan ra 31 tỉnh thành tại Trung Quốc, và khiến cho 200 triệu con lợn bị mang đi tiêu hủy.
Dịch tả lợn khiến Trung Quốc phải tiêu hủy hơn 200 triệu con lợn. Ảnh: Asianews
Dịch bệnh tả lợn châu Phi đã khiến giá cả thịt lợn tăng mạnh và tác động xấu lên xã hội Trung Quốc. Đầu tiên là về kinh tế, khi số tiền ngành công nghiệp thịt lợn ở Trung Quốc đóng góp cho ngân sách nước này ước tính lên tới 128 tỷ USD mỗi năm. Nhưng mối lo ngại lớn hơn của chính quyền Bắc Kinh lại nằm ở việc giá cả thịt lợn tăng cao sẽ tác động tới chi phí sinh hoạt của người dân, đặc biệt khi Trung Quốc đang đối đầu với Mỹ trong một cuộc chiến thương mại, kèm theo sự mất giá của đồng Nhân dân tệ đã đẩy mạnh tỉ lệ lạm phát ở nước này.
Theo tin mới trong ngày phân tích của các chuyên gia thuộc SCMP, giá thịt lợn tăng cao đã kéo theo giá của hàng loạt các loại thịt khác như gà và bò, khiến người tiêu dùng Trung Quốc buộc phải tìm các thực phẩm có giá cả phải chăng hơn để thay thế. Đồng thời, vì giá cả thực phẩm tăng khiến cho người tiêu dùng hạn chế mua hàng hóa, như vậy sẽ làm suy yếu nhiều nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh nhằm tái cấu trúc nền kinh tế nước này.
0 Nhận xét