Thời gian qua, các phương tiện truyền thông đại chúng không ít lần đưa tin về các vụ việc khách hàng bị nhân viên bán xăng 'móc túi'.
Xem thêm: https://doisongvietnam.vn/ket-qua-xo-so-mien-bac-13-8-nhanh-nhat-hom-nay-kqxsmb-13-8-72450-6.htmlĐể tránh bị gian lận, mất tiền oan khi đổ xăng, người tiêu dùng cần chú ý một về vài mẹo sau đây.
Không mua xăng theo tiền
Hầu hết mọi người đều có thói quen mua xăng theo một số tiền cụ thể, ví dụ như 20.000 đồng, 30.000 đồng, 50.000 đồng hay 80.000 đồng... Với cách mua này, người tiêu dùng rất dễ bị nhân viên cây xăng lợi dụng bằng cách “nhảy số tiền”.
Tức là khi có khách hàng đến trạm xăng và nói số tiền muốn mua, nhân viên bán xăng sẽ đến bơm xăng vào bình cho khách. Sau đó, họ lợi dụng lúc khách hàng không để ý như nhắn tin, gọi điện hay mải nói chuyện với ai..., một nhân viên khác đến trạm bơm và ấn thật nhanh để đồng hồ điện tử nhảy lên số tiền khách muốn đổ.
Trên báo chí, một độc giả tên Quang cũng phản ánh về tình trạng nhân viên bấm “nhảy số tiền” tại cây xăng Thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Anh đề cao cảnh giác nhưng 2 nhân viên bán xăng phối hợp thao tác rất nhanh, anh dự tính mất khoảng 10.000 đồng tiền xăng.
Vì vậy, để tránh bị “móc túi” khi đi đổ xăng, người dùng nên mua theo dung tích như 1lít, 2 lít... tùy thuộc vào bình đựng xăng của xe. Đặc biệt, khách hàng cũng không nên mua xăng vượt quá sức chứa của bình để tránh xăng tràn ra, gây lãng phí.
Nói không với đổ chồng
Khi đi đổ xăng, người dùng cần yêu cầu nhân viên chuyển đồng hồ về “0” trước khi bơm. Đây cũng là một trong những mẹo giúp khách hàng tránh bị gian lận, mất tiền oan.
Một số mẹo đổ xăng giúp bạn không bị nhân viên bán xăng "móc túi".
Chị Lê Hương Thảo là một người từng chia sẻ câu chuyện bị nhân viên “móc túi” khi đi đổ xăng tại một cây xăng ở Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Theo đó tin tức online cho hay, khi lúi húi mở khóa bình xăng, nhân viên bắt đầu bơm xăng vào bình. Khi chị ngẩng lên nhìn thấy đồng hồ tính tiền đang chạy quá 40.000 đồng. Khi đồng hồ đến 80.000 đồng thì người bán dừng lại.
0 Nhận xét